Thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật
Khi mua chung cư Han Jardin NgoạiGiao Đoàn (Chung cư N01T6, N01T7 Ngoại Giao Đoàn), các dạng nhà ở chung cư khác,
nhà riêng lẻ trong khu đô thị, nhà ở thổ cư khác thì thời hạn sở hữu nhà ở được
quy định như thế nào. Những nội dung này được quy định trong giấy phép xây dựng,
hoặc trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất. Vấn đề này được quy định chung theo quy định của pháp luật như
thế nào.
![]() |
Giấy chứng nhận |
Thông tin tham khảo:
- Tổng quan chung cư Han Jardin
Văn bản pháp lý Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 20/10/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Nhà ở.
Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở
1. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời
hạn quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể
các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ
của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp giấy chứng
nhận cho bên mua; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người
nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý giấy chứng nhận khi hết
hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà
ở. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với
nhà ở đó thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận của bên bán và cấp giấy chứng
nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vào trang 3 của giấy chứng nhận đã cấp
cho bên bán và giao lại giấy chứng nhận này cho bên mua.
Trong trường hợp bên mua và bên bán
có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, gips
vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho,
bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở theo thời hạn mà bên mua
nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá
thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn
sở hữu nhà ở ghi trong giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm
thì được nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định
này; trường hợp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong giấy
chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị
phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định
tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực
hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn
sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc
sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu
nhà ở ổn định lâu dài.
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50
năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi
trong giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được nhà nước
xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại điều 77 của Nghị định này.
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở
hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua,
người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho
nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho
nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại;
khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được
nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;
c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải
nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp
Luật Việt Nam;
Lưu ý Điều 123 Luật Nhà ở 2014 Quy
định.
Điều 123. Giao dịch mua bán nhà ở,
chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
1. Việc mua bán nhà ở phải được lập
thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này. Các bên có
thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của
Chính phủ.
2. Trường hợp bên mua nhà ở thương
mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng
hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội
dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo
quy định của Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hộ đồng phải nộp thuế, lệ phí theo
quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
Như vậy có nhiều hình thức thời
gian sở hữu, sử dụng nhà ở tùy vào từng loại nhà, từng loại đối tượng sẽ có những
thời gian khác nhau. chung cư Han Jardin Ngoại Giao Đoàn (Chung cư N01T6, N01T7
Ngoại Giao Đoàn) là dạng nhà chung cư, thời gian được sử dụng là 50 năm, đối với
người nước ngoài là 50 năm và có thể gia hạn thêm thời gian tùy vào nhu cầu và
chất lượng công trình vào thời điểm đó.
Dự án đang thời gian xây dựng phần
móng sẽ mở bán trong thời gian tới và dự kiến bàn giao nhà năm 2022. Đây là điều
kiện tốt để khách hàng sở hữu dự án chất lượng trong khu vực đáng sống nhất Hà
Nội.
Quý khách hàng đặt mua căn hộ dự án
chung cư Han Jardin Ngoại Giao Đoàn (Chung cư N01T6, N01T7 Ngoại Giao Đoàn) xin
vui lòng liên hệ hotline: 0987.429.748
Thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật
Reviewed by vietland24h.net
on
tháng 4 07, 2020
Rating:

Không có nhận xét nào: